Không nên lạm dụng lò vi sóng để chế biến thức ăn
Lò vi sóng tiện lợi nhưng có khá nhiều thực phẩm lại không nên sử dụng thiết bị này vì gây biến đổi mùi, thậm chí là nguy hiểm.
Thịt đã qua chế biến
Gà rán
Lớp vỏ giòn của gà rán biến thành một lớp phủ ẩm. Nó khó ăn nếu cho vào lò vi sóng. Thịt bị nóng lên không đều. Tốt nhất là bạn nên ăn ngay khi vừa mua. Nếu khi cần nóng lại thì cho vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu.
Cá
Hâm nóng cá trong lò vi sóng có thể khiến mùi khó chịu bay khắp phòng. Nhiều loại cá cũng trở nên không ngon sau khi được làm nóng theo cách này. Ví dụ, nếu bạn hâm nóng cá hồi trong lò. Chúng sẽ mất hết độ ẩm và trở nên khô cứng.
Rau
Nhiều loại rau xanh chống chỉ định với lò vi sóng. Bông cải xanh hay súp lơ bị mất hầu hết các chất dinh dưỡng có lợi. Nếu muốn làm nóng, tốt nhất là nên hấp lại. Việc này sẽ giữ được hương vị của sản phẩm và hầu hết các vitamin và khoáng chất.
Một số loại rau xanh (chẳng hạn như lá củ cải đường) có một số đặc tính nhất định. Chúng có thể bắt lửa khi cho vào lò vi sóng. Kết quả là vừa phá hỏng bữa ăn vừa có thể gây hư hại cho thiết bị. Bức xạ điện từ kích hoạt sự hình thành nitrosamine có hại trong rau bina và củ cải đường. Những chất này có thể gây ung thư.
Ớt
Dù không sinh ra chất gây hại nhưng việc cho các món có ớt vào lò vi sóng cũng không lý tưởng. Capsaicin – chất được tìm thấy trong ớt, tạo cho chúng có vị cay nồng – cớ thể bị bay hơi khi ớt được nấu trong lò vi sóng. Ngay khi cửa lò vi sóng được mở ra, bạn có thể bị cay mắt.
Nho
Nho tươi có thể bị biến đổi cả bên trong lẫn bên ngoài sau khi cho vào lò. Do đó, đây cũng không phải loại thực phẩm lý tưởng dùng với lò vì sóng.
Pizza
Chiếc bánh pizza thơm ngon sẽ trở nên ẩm ướt, dính, phô mai sẽ trở nên dai như cao su và mất hết mùi vị. Tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng vị ngon thì không còn nữa. Cách tốt nhất là sử dụng lò nướng hoặc chảo nóng.
Tinh bột
Những thực phẩm có chứa tinh bột cũng không phù hợp để cho vào lò vi sóng. Nhất là khi đã để ở ngoài nhiệt độ phòng thời gian dài. Hạt gạo chứa vi khuẩn bacillus cereus, có thể tồn tại trong thực phẩm sau bước chuẩn bị ban đầu. Lò vi sóng không tăng nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt những mầm bệnh này và có thể dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.
Súp
Nước súp, nước dùng có thể an toàn cho vào lò mà không gây ra vấn đề gì nhưng với súp đặc xay nhuyễn lại là chuyện khác. Chúng có thể nổ nhỏ trên bề mặt và bắn súp ra lò và súp cũng không nóng đều. Bởi vậy, nếu dùng cách này, bạn nên khuấy đều súp trước khi cho vào lò, ngoài ra có thể cho thìa hay que gỗ vào bát súp.
Sữa bột, thức ăn trẻ em
Sữa bột, thức ăn trẻ em và sữa mẹ không nóng đều trong lò vi sóng. Vì vậy, có một số chỗ nóng hơn những chỗ còn lại, có nguy cơ gây bỏng cho trẻ.
Nước
Trong lò vi sóng, nhiệt độ của chất lỏng tăng lên nhưng không phải lúc nào chúng cũng sôi lên để bạn nhận thấy. Nếu cho một túi trà, cốc nước sẽ sôi lên và cốc có thể bị nổ. Tốt nhất là đun nước sôi để uống hoặc pha trà.
Các loại dầu
Dầu ôliu, dầu hạt nho, cải dầu hoặc mè khi cho vào lò sẽ không đến nhiệt độ cần thiết, do đó, cũng nên áp dụng cách này.
Cà phê
Lò vi sóng phá hủy hoàn toàn hương vị của cà phê. Không có chất độc hại nào được hình thành khi cho cà phê vào lò nhưng nó sẽ khiến hương vị đặc trưng biến mất, làm ly đồ uống trở nên vô vị.
Nguồn: giadinh.net.vn