2 tuần tuổi – Cách chăm trẻ 2 tuần tuổi như thế nào(tiếp)

2 tuần tuổi – Cách chăm trẻ 2 tuần tuổi như thế nào(tiếp)

. Các mẹ thấy thế nào khi chăm sóc trẻ 2 tuần tuổi rồi ạ? Nuôi con có phải cuộc chiến không a? Sau khi đọc xong bài viết đầu tiên. Chắc hẳn các mẹ đã nắm được phần nào để chăm sóc bé yêu của mình rồi phải không ạ. Hãy để bé  yêu của bạn như một thiên thần tuyệt vời nhất trong vòng tay thân yêu của mình mẹ nhé. Bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ chăm sóc trẻ 2 tuần tuối (phần tiếp theo)

Vệ sinh cho trẻ 2 tuần tuổi

Tắm cho trẻ 2 tuần tuổi

cũng là công việc đòi hỏi tập trung cao độ. Nhưng đây là lúc bạn và bé có thời gian gần gũi với nhau hơn. Người cha có thể sẽ thích thay bạn làm công việc này. Để bạn có thời gian rảnh tay nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Bạn không cần phải đứng gần đó chỉ đạo hoặc giám sát dù bạn biết mình có thể làm tốt hơn. Nếu bạn thích tắm chung với bé, đó cũng là ý hay. Hãy nhớ rằng bé sẽ rất dễ bị tuột tay. Và cẩn thận khi ẵm bé bước vô ra nơi có nước dễ trơn trợt.

Một cách an toàn khác là bạn nên nhờ người khác ẵm bé vào khi bạn đã chuẩn bị sẳn sàng trong phòng tắm. Hoặc sau khi tắm xong, người đó sẽ giúp bạn ẵm bé ra ngoài.

Rửa tay cho trẻ 2 tuần tuổi

Giữ thói quen rửa tay sau khi thay tã cho bé. Không nhất thiết phải sử dụng nước khử trùng, điều quan trọng là bạn rửa tay bằng xà bông, xả nước thật sạch và lau khô. Đặt kem dưỡng da tay gần đó để bạn luôn nhớ để sử dụng giúp da tay không bị khô da.

"Giữ

Bạn bắt đầu cảm thấy rất mệt nhọc và cần phục hồi sau khi sinh. Điều quan trọng bạn cần được nghỉ ngơi và ngủ bất cứ khi nào bạn có thể. Việc bạn thức vài lần suốt đêm cho bé bú hay thay tã rất có hại cho sức khoẻ. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ ngủ trưa trước đây thì bây giờ bạn cũng nên tập thói quen này. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ. Bạn càng nên nghỉ vào ban ngày để tăng lượng sữa cho bữa tối.

Phục hồi cơ thể

Nếu bạn sinh con bằng phương pháp tự nhiên, bạn sẽ thấy bớt đau trong tuần này. Bạn vẫn xuất huyết trong vài tuần nhưng sẽ dần dần ngưng. Tuy nhiên, nếu bạn xuất huyết vón cục, sốt nhẹ, đau vùng xương chậu và huyết có mùi thì bạn nên đi khám bác sĩ.

Nếu bạn sinh mổ thì cơ thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Hạn chế những công việc khuân vác nặng nhọc, hay lái xe cho đến khi có chỉ định của bác sĩ. Theo lời khuyên chung thì bạn nên tránh các hoạt động đòi hỏi sức lực, thể lực sau khi sinh 6 tuần.

Thay đổi cảm xúc

Đừng hy vọng bạn sẽ có một trạng thái ổn định, cân bằng. Những bà mẹ trẻ thường mau rơi nước mắt và có cảm xúc dễ vỡ và bạn không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu suốt quá trình bạn mang thai và sinh con là điều bạn không định trước. Hoặc không được giúp đỡ như ý bạn muốn, thì đây là giai đoạn căng thẳng.

Sự biến đổi nội tiết tố, sự mệt mỏi, việc bạn tự điều chỉnh vào vai trò mới và mối quan hệ với người trong gia đình làm bạn kiệt sức. Hãy đối xử tốt với bản thân mình và đừng trở thành người duy nhất có thể chăm sóc bé. Thời gian, thực hành và kiên nhẫn là điều bạn cần để vượt qua giai đoạn này.

Vai trò của người cha

Theo quan điểm của người xưa: Phụ nữ là để chăm con. Còn đàn ông gánh vác gia đình. Nhưng ngày nay, người cha có thể được xem như một cánh tay đắc lực để chăm sóc bé. Anh ấy sẽ là bạn đồng hành. Cùng là người hỗ trợ bạn cả về tinh thần cũng như công việc thiết thực. Nhưng bạn phải chia sẻ và hướng dẫn điều bạn muốn anh ấy giúp bạn một cách tốt nhất.

Thời gian của người cha chủ yếu là đi làm, mua sắm và làm những việc lặt vặt. Nếu bạn là người làm những việc này trước đây thì có thể bạn sẽ đưa thêm nhiều chi tiết hơn giúp anh ấy. Hoặc có thể hoàn tất việc bạn nhờ đúng theo ý muốn. Đây là thời điểm cả hai bạn đều phải làm việc hiệu quả và thông minh

Nguồn: huggies.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.