39 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ tại Châu Âu
Tham gia Hiệp định Thương mại Châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA). EU cam kết bảo hộ 39 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại thị trường này.
39 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Từ 1.8.2020, Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) được thực thi. Mở ra nhiều cánh cửa sáng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khi 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU bảo hộ.
Theo Bộ Công Thương, trong nội dung thực hiện các cam kết giữa hai bên. Về mặt sở hữu trí tuệ, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. (Việt Nam đề nghị 41 chỉ dẫn địa lý và được EU chấp nhận 39 địa chỉ). Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là hàng rau quả (chiếm 49%). Còn lại sản phẩm cây công nghiệp – chế biến: Chiếm 15%, thủy sản và chế biến từ thủy sản: 13%, sản phẩm khác: 13%.
39 Sản phẩm được bảo hộ tại EU
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng cam kết bảo hộ tới 169 chỉ dẫn địa lý của EU. Các sản phẩm được bảo hộ chứng nhận chỉ dẫn địa lý của EU. Sản phẩm chủ yếu là rượu và phomat, rất ít các sản phẩm tươi sống.
Theo nhận định của ông Vũ Xuân Trường. Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. EVFTA hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho EU cũng như Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan đến nông sản, thực phẩm – đây cũng là cơ hội để các sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Có thể gia nhập thị trường EU và khẳng định thương hiệu tại thị trường này.
Việt Nam còn quá ít 39 sản phẩm tham gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Theo thống kê đến 6.9.2019, có 75 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở Việt Nam. Trong đó có 69 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý nước ngoài. Nguyên nhân khiến số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ chưa nhiều bởi ý thức của người sản xuất, kinh doanh. Và cộng đồng trong việc bảo vệ danh tiếng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa cao. Đặc thù quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Khu vực địa lý phân tán nên sản phẩm không đồng đều. Hệ thống kiểm soát, chứng nhận sản phẩm chưa có kinh nghiệm. Thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn…
Trong khi đó, nếu được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Giá trị sản phẩm tăng gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy, khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong có giá bán tăng gần gấp đôi; mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng 75-80%. Nước mắm Phú Quốc tăng từ 30-50%, chuối ngự Đại Hoàng tăng 100-130%…
Yêu cầu về sản phẩm để được bảo hộ
Theo ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), để vào được thị trường EU. Các sản phẩm của chúng ta phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. EU có hàng loạt quy định. Yêu cầu của họ rất khắt khe, nhất là các quy định về các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thực phẩm.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU phải đạt hai loại chứng nhận cơ bản là GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Và chứng nhận HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn, tương tự hệ thống quản lý chất lượng ISO).
Kiểm tra, giám sát sản phẩm
Theo tiêu chuẩn GlobalGap (với trên 200 tiêu chí), người sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát từ khâu canh tác đến thu hoạch, chế biến bao gồm toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất như làm sạch đất, chọn giống cây trồng vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, GlobalGap cũng đề cập đến các tiêu chí khác như: Phúc lợi cho người lao động, độ tuổi lao động, lao động trẻ em, vấn đề bảo vệ môi trường…
Đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam, bởi hiện nay, tỉ lệ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam mới chủ yếu theo tiêu chuẩn VietGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam) và số lượng các sản phẩm theo mô hình này còn chưa nhiều.
Nguồn: laodong.vn