Khung cảnh Hoa xuân nở người H”mông trên đất Cao bằng

Khung cảnh Hoa xuân nở người H”mông trên đất Cao bằng

Hoa xuân nở người H”mông trên đất Cao bằng. Khung cảnh hoa xuân một thời lại hiện lên trong màn sương mờ ảo. Bởi màu rực sáng làm cho du khách đã đặt chân đến đây không khỏi bất ngờ và trầm trồ trước cảnh trước sắc tuyệt mĩ nơi này. Ca Dằm, Vài Nòn thuộc xã Hồng An, huyện Bảo Lạc níu chân du khách. Với khung cảnh hoa xuân nguyên sơ và rừng hoa đào, hoa lê nở muộn.

Khung cảnh hoa xuân ở Hồng An

Là xã vùng cao nằm phía đông của huyện Bảo Lạc có địa hình chia cắt nhiều đồi núi quanh co. Điều kiện giao thông và kinh tế còn khó khăn. Trung tâm UBND xã Hồng An nằm ở xóm Hoi Ngửa. Xung quanh là đồi núi. Và những ngôi nhà đất đặc trưng của người H’Mông. Được điểm xuyết khung cảnh hoa xuân là sắc trắng của hoa mận, hoa lê.
Anh Hà Cương, tác giả bộ ảnh sống tại Cao Bằng, cho biết cung đường phượt Hồng An. Cách TP Cao Bằng khoảng 70 km, đẹp giống như cao nguyên đá ở Hà Giang. Tuy nhiên, nơi này chưa được khai thác du lịch nên còn ít người biết tới.

Từ UBND xã Hồng An, du khách di chuyển khoảng 2 km là đến Ca Dằm và thêm 1 km nữa là tới Vài Nòn. Huyện Bảo Lạc có đường ô tô đến xã và xe máy đi lại được hầu hết các xóm trong xã vào mùa khô. Xã Hồng An gồm 2 xóm là Hoi Ngửa (sáp nhập Hoi Ngửa, Lũng Sâu) và Ca Dằm (sáp nhập Ca Dằm và Vài Nòn) từ ngày 9/9/2019.

Sắc xuân trên triền núi đá khô cằn tại Ca Dằm

Với hoa mận nở quanh các ngôi nhà dân tộc, phía xa là khói đốt cỏ khô. Ca Dằm có khoảng 66 hộ gia đình, trồng các cây lương thực chủ yếu đây là lúa, ngô. Hàng năm người dân chỉ gieo trồng một vụ, năng suất và sản lượng chưa cao. Vật nuôi chủ yếu là bò, lợn, gà, dê.

Anh Hà Cương chia sẻ, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ và nhịp sống của người H’Mông tại Ca Dằm làm anh mê mẩn. Tuy nhiên, nơi đây cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, đến hiện nay vẫn chưa có điện.

Căn bếp của người H’Mông tại Ca Dằm,

Chủ nhà đang chuẩn bị bữa ăn đãi khách và xóm giềng với tiết xào, thịt lợn đen, mèn mén (cơm ngô) và rượu ngô. “Người dân ở đây có tục lệ truyền thống là mổ lợn để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Họ giúp nhau theo kiểu mượn công, tình làng nghĩa xóm trở nên thân thiết, hòa đồng hơn”, anh Cương chia sẻ.

Anh Lầu A Thào (trái) đãi anh Thanh Tùng, YouTuber kênh du lịch Nếm TV, bên bữa ăn ấm cúng. A Thào kể thêm, khi vào vụ mùa mới, nhà nào đi lấy phân bón ruộng là hàng xóm tới giúp. Khi phụ nữ mang gùi ra đồng thu lượm phân về vun ngô, đàn ông con trai ở nhà mổ lợn. Gia chủ thết đãi hàng xóm để cảm ơn. Đến lượt, nhà khác cũng sẽ làm tương tự.

Sau khi chia tay Ca Dằm, anh Cương tiếp tục hành trình tới Vài Nòn, mảnh đất chủ yếu là những núi đá tai mèo. Hiện có rất nhiều hoa đào rừng, mận, lê nở ngập tràn sau Tết Nguyên Đán.

Trẻ em lúc tan học ở Vài Nòn

Phía xa là những ngôi nhà sàn truyền thống của dân bản. Đến với huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình hay Bảo Lâm, du khách dễ gặp những ngôi nhà bốn mái và được dựng hoàn toàn bằng gỗ. Các khâu dựng nhà đều thủ công. Ngôi nhà là không gian sinh hoạt chung của các gia đình. Các dân tộc và cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa.

Khung cảnh hoa xuân đào rừng đọng sương mai ở Vài Nòn

Vào đầu tháng 3/2021. Tác giả cho biết vừa hoàn thành cung đường phượt vào đầu tháng 3. Bắt đầu từ Nguyên Bình – Vũ Thông – Đình Phùng – Lũng Pán (Huy Giáp) – Vài Nòn, Ca Dằm (Hồng An) – Xuân Trường – thị trấn Bảo Lạc – Mỏ Thiếc và kết thúc tại thị trấn Nguyên Bình.
“Mỗi địa điểm đều mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm, cảm xúc đặc biệt. Trong đó ấn tượng nhất là cung đường Huy Giáp – Hồng An. Vì dải đá tai mèo nơi đây mang dấu riêng của non nước Cao Bằng. Tôi chỉ mong đời sống người dân tốt hơn và dựa vào cảnh quan hùng vĩ này. Mà có thêm các hoạt động khai thác du lịch hợp lý”, anh nói.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.