Nhau thai bám thấp – Những điều mẹ cần biết

Nhau thai bám thấp – Những điều mẹ cần biết

Không giống như nhiều hiện tượng khác khi mang bầu, nhau bám thấp phải được phát hiện bằng phương pháp siêu âm. Dấu hiệu nhận biết trước đó thông qua cảm quan dường như là bằng 0. Đó là lý do mẹ bầu được khuyến khám thai định kỳ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn hiểu rõ hơn về nhau thai bám thấp là gì? Dấu hiệu nhận biết và các nguy cơ, thắc mắc của bạn đọc . Cùng theo dõi nhé

Nhau thai bám thấp là gì?

Nhau thai là một cơ quan có hình như cái đĩa phát triển bên trong tử cung khi phụ nữ mang thai. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang nuôi thai nhi. Ngoài ra nó giữ vai trò như một hàng rào bảo vệ thai nhi. Nó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng từ bên trong. Nhau thai kết nối với thai nhi thông qua dây rốn.

Nếu thai nhi phát triển bình thường, nhau thai sẽ được gắn vào đáy tử cung về bên phải hoặc bên trái. Bánh nhau sẽ di chuyển lên hoặc sang một bên khi tử cung kéo giãn trong thai kỳ.

Nhau thai bám thấp xảy ra khi một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, gần cổ tử cung thay vì đáy tử cung. Tình trạng nhau thai bám thấp có thể hết khi thai lớn dần. Và tử cung phát triển về phía đáy, kéo nhau thai lên cao.

nhau thai bám thấp

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp

Dấu hiệu nhận biết nhau thai bám thấp khi mang thai thường là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiện cảnh báo các vấn đề khác của thai kỳ. Do đó, nếu bị chảy máu hoặc có một trong các dấu hiệu sau, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:

  • Chuột rút hoặc đau nhói
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy máu sau khi giao hợp
  • Chảy máu trong nửa sau của thai kỳ
  • Chảy máu sau khi đi lại nhiều, làm việc nặng…

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng phát triển nhau thai bám thấp

Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của nhau bám thấp bao gồm:

  • Từng thực hiện phẫu thuật liên quan đến tử cung: sinh mổ, phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung. Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung
  • Mang thai đa thai
  • Vị trí bất thường của thai nhi: thai ngôi mông hoặc nằm ngang
  • Từng bị sẩy thai
  • Nhau thai lớn
  • Tử cung có hình dạng bất thường
  • Từng sinh con
  • Từng bị nhau thai bám thấp ở lần mang thai trước
  • Mang thai khi đã ngoài 35 tuổi
  • Là người châu Á
  • Là người hút thuốc.

Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào?

Tình trạng nhau thai bám thấp có thể khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với các nguy cơ như:

Mẹ bầu

  • Thiếu máu: Mẹ bầu có nhau bám thấp thường có thể bị chảy máu nhiều trong suốt thời gian mang thai. Điều này dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi chậm phát triển nếu chẳng may mẹ bị thiếu máu nặng.
  • Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho người mẹ bị mất máu nhiều. Và có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp nhau thai bám gần cổ tử cung (nhau tiền đạo). Sau khi sinh nhau bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở. Và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp băng huyết nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.
  • Gia tăng nguy cơ sinh mổ: Nhiều mẹ bầu có nhau bám thấp được bác sĩ chỉ định sinh mổ hoặc nhập viện sớm. Mục đích để theo dõi nhằm hạn chế mức thấp nhất các tai biến sản khoa có thể xảy ra.

Đối với thai nhi

  • Thai chậm phát triển: Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp gây ra, thai nhi có nguy cơ phát triển chậm trong tử cung. Thậm chí là suy thai.
  • Sinh sớm: Trường hợp mẹ bị ra máu quá nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm bằng phương pháp mổ lấy thai. Trẻ sinh non tháng có thể gặp các vấn đề sức khỏe. Điển hình như suy hô hấp, cân nặng khi sinh thấp.
  • Ngôi thai không thuận: Có nhiều ý kiến cho rằng bánh nhau thai bám thấp có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận (thai ngôi mông hay ngôi ngang). Nguyên do nhau bám thấp làm cản trở việc thai nhi quay đầu về vị trí thuận.

Nhau thai bám thấp được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên của nhau thai bám thấp sẽ xuất hiện trong quá trình siêu âm thai 20 tuần tuổi. Nếu trong kỳ siêu âm này, bác sĩ cho biết nhau thai đang bám ở vị trí thấp, mẹ bầu không nên quá lo lắng, vì trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhau thai thường ở vị trí thấp hơn trong tử cung. Trong nửa sau của hai kỳ, nhau thai thường phát triển về phía đáy của tử cung khi tử cung mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia, Vương quốc Anh, chỉ có 10% các trường hợp nhau bám thấp phát triển thành nhau tiền đạo hoàn toàn.

Các bác sĩ sản khoa thường chẩn đoán nhau bám thấp bằng một trong 3 phương pháp sau:

  • Siêu âm ngả âm đạo
  • Siêu âm bụng
  • Chụp cộng hưởng từ.

Cách điều trị nhau thai bám thấp

Các bác sĩ sẽ quyết định điều trị tình trạng nhau thai bám thấp dựa trên: lượng máu bị chảy. Độ tuổi cùng sức khỏe của thai nhi. Vị trí bám của nhau thai và em bé. Yếu tố lượng máu bị chảy là yếu tố chính để các bác sĩ đề ra phương án điều trị thích hợp, cụ thể như sau:

Không chảy máu hoặc chảy rất ít

Đối với các trường hợp nhau thai bám thấp nhưng không gây chảy máu hoặc chảy máu rất ít, bác sĩ thường sẽ đề nghị mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết.

Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn tránh quan hệ tình dục và vận động thể chất. Nếu nhận thấy dấu hiệu chảy máu trong thời gian này, bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Chảy máu nặng

Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu nặng, bác sĩ thường chỉ định cho nhập viện để tiện theo dõi và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Tùy thuộc vào lượng máu bị mất mà mẹ bầu có thể cần truyền máu. Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm.

Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu nặng, thai nhi đạt 36 tuần tuổi, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trường hợp được chỉ định sinh sớm, bé cưng có thể phải tiêm corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi.

Chảy máu không kiểm soát

Trường hợp nhau bám thấp khiến mẹ bầu bị chảy máu không kiểm soát được, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ khẩn cấp.

Những thắc mắc thường gặp về nhau bám thấp

Nhau thai bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?

Việc nhận chẩn đoán nhau bám thấp khiến không ít mẹ bầu băn khoăn nên ăn gì, kiêng gì? Thực tế không có chỉ dẫn cụ thể về việc ăn uống cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nhau bám thấp, mẹ bầu cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ một cách nghiêm ngặt . Bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Có chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều rau và hoa quả. Bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm hữu cơ (nếu có điều kiện) để đảm bảo an toàn.
  • Trao đổi với bác sĩ sản khoa về việc dùng viên uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ. Nó sẽ dễ hấp thụ, tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng…
  • Nếu bị xuất huyết âm đạo, có thể không kèm triệu chứng đau bụng, mẹ bầu cũng cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa sản ngay để được kiểm tra.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy, xe đạp trong thời gian này.
  • Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về hình thức sinh để mẹ tròn con vuông.
  • Tránh quan hệ tình dục.

Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

Trong một số trường hợp không có các vấn đề sức khỏe chỉ định đi kèm, mẹ bầu có thể sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bầu có nhau bám thấp nếu chọn sinh thường có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nó gây chảy máu bên trong. Và làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Để ca sinh diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần thảo luận với bác sĩ sản khoa để cân nhắc về các lợi ích giữa sinh thường và sinh mổ.

Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Như ở trên đã đề cập, nhau bám thấp có thể dẫn đến nguy cơ ra máu khi mang thai, khi sinh. Và gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Nhau bám thấp không phải là tình trạng đáng gây lo ngại. Để bảo đảm sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai đúng lịch và đầy đủ. Điều này giúp kiểm soát tốt các nguy cơ có thể xảy ra.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.