Sảy thai muộn- Những điều bạn nên biết

Sảy thai muộn- Những điều bạn nên biết

Sảy thai xảy ra trong khoảng thời gian sau khi mang thai 12-14 tuần và trước 20 tuần được gọi là sảy thai muộn. Đối với những người gặp sảy thai muộn, chỉ một từ “sảy thai” dường như không đủ để mô tả nỗi đau họ phải trải qua. Điều đó dường như không khác với việc mất đi một đứa con thật sự. Bài viết dưới đây là những chia sẻ những điều cần biết về sảy thai muộn bạn nên biết.

Sảy thai muộn là gì?

Thông thường, 80% các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tức là trước 13 tuần.

Sảy thai ở giai đoạn muộn là điều rất hiếm với tỷ lệ gặp phải là 1/100 ca mang thai. Nguyên nhân thường là do các vấn đề về nhau thai, cổ tử cung. Hoặc do người mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Dấu hiệu sảy thai muộn

Các dấu hiệu sảy thai sau 12 tuần thụ thai sẽ khác nhau ở mỗi sản phụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Xuất hiện các cơn đau quặn như chuyển dạ
  • Có dấu hiệu chảy máu từ nhẹ đến nặng, xuất hiện cục máu đông
  • Vỡ ối sớm
  • Đôi khi không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Hoặc có thể bạn chỉ cảm nhận có vẻ thai không còn chuyển động.

Tình trạng sảy thai chỉ có thể được kết luận sau khi bạn tiến hành khám thai. Hiện tượng sảy thai ở giai đoạn muộn có thể gây đau đớn cho người mẹ. Các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc cho bạn sử dụng thuốc giảm đau.

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai ở giai đoạn muộn?

Sảy thai muộn khá là hiếm gặp. Vì vậy rất khó để xác định được lý do cụ thể, thậm chí có những trường hợp sảy thai không biết rõ nguyên nhân. Đa phần, các trường hợp này thường có liên quan đến tình trạng sức khỏe của người mẹ. Dưới đây là một số lý do phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này:

  • Nhau thai yếu có thể dẫn đến sảy thai. Theo một báo cáo, 1/4 các trường hợp sảy thai là do cổ tử cung giãn nở sớm. Nguy cơ sảy thai ở giai đoạn muộn sẽ cao hơn nếu trước đó bạn đã từng sảy thai hoặc phá thai.
  • Người mẹ mắc phải các bệnh như đái tháo đường thai kỳ, các bệnh về thận, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến hormone, gây sảy thai.
  • Nguyên nhân gây sảy thai sau 12 tuần cũng có thể là do nhiễm virus như sốt rét, HIV, rubella hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Dị tật tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở giai đoạn muộn.
  • Cách mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho nhau thai gặp vấn đề.
  • Sinh thiết gai nhau cũng có thể gia tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai. Xét nghiệm này được thực hiện để xem liệu em bé có bị dị tật bẩm sinh. Ví dụ  như hội chứng Down hay không.
  • Sử dụng các loại thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người mẹ thiếu cân, thừa cân hoặc thiếu vitamin cũng có thể dẫn đến sảy thai.
  • Nhiễm trùng nước ối do viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B.

Chẩn đoán sảy thai muộn như thế nào?

Sảy thai ở giai đoạn muộn thường được chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm. Trong trường hợp thai chết, siêu âm sẽ không cho thấy bất kỳ hoạt động nào của tim thai. Việc kiểm tra này nên được thực hiện khi bạn không còn cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi trong tử cung.

sảy thai muộn

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi sảy thai ở giai đoạn muộn?

Khi sảy thai ở giai đoạn muộn, cơ thể sẽ tự động chuyển dạ và sinh con như bình thường. Đây là một trải nghiệm khó tả với hầu hết phụ nữ. Bởi mất em bé trong tam cá nguyệt thứ hai có thể gây xúc động. Và cũng gây căng thẳng tột độ cho cha mẹ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật để lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ.

Sau khi sảy thai muộn, bạn có thể chảy máu âm đạo liên tục sau trong nhiều tuần. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, đau đớn. Điều này sẽ có những thay đổi vật lý khác cần được chăm sóc đặc biệt. Tùy thời gian mang thai mà cơ thể có thể sẽ tiết sữa như thông thường. Nếu cảm thấy không ổn, bạn có thể yêu cầu dùng thuốc để cắt sữa (sữa sẽ tự nhiên dứt sau 1 tuần).

Sau khi sảy thai, bạn có thể yêu cầu bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Và cách để ngăn ngừa được điều này trong các lần mang thai sau.

Làm thế nào để phục hồi thể chất và cảm xúc sau sảy thai muộn?

Sự phục hồi thể chất có thể phụ thuộc vào thời gian mang thai và nguyên nhân gây sảy thai. Cơ thể bạn có thể phục hồi khá nhanh hoặc cũng có thể mất khoảng vài tuần.

Bạn cần phải theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của cơ thể. Nếu bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đau hơn, máu ra nhiều hơn, âm đạo hay dịch tiết có mùi lạ… bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn muốn đi làm lại, bạn cần hỏi bác sĩ để xác định thời điểm thích hợp.

Không có một lời khuyên chính xác nào đối với các bậc ba mẹ trong trường hợp này. Mỗi người sẽ có cách đối mặt khác nhau với nỗi đau này. Một số muốn giữ lại những thứ liên quan đến con như một lời nhắc nhở rằng bé vẫn còn bên cạnh. Một số lựa chọn đóng gói và cất kỹ tất cả bởi họ không đủ can đảm để nhớ lại trải nghiệm đau đớn này.

Với người mẹ, bạn nên nói với những người bên cạnh về cảm xúc, mong muốn của mình để mọi người làm theo. Đôi khi gia đình và bạn bè của bạn sẽ an ủi bằng những lời “khó nghe”. Thay vì tìm kiếm sự an ủi từ những người này, bạn có thể tìm đến các dịch vụ hỗ trợ về tâm lý nếu cảm thấy cần thiết.

Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng sảy thai muộn

Dưới đây là thắc mắc phổ biến của một số mẹ bầu về tình trạng sảy thai ở giai đoạn muộn:

Tôi có nguy cơ bị sảy thai muộn lần thứ hai không?

Nguy cơ sảy thai ở giai đoạn muộn lần thứ hai là rất thấp và hầu hết phụ nữ chỉ bị sảy thai một lần. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào tình trạng thể chất và tinh thần của bạn.

Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi muốn mang thai lần nữa. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những việc cần chú ý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Sảy thai có thể ngăn chặn được?

Hầu hết các trường hợp sảy thai không thể kiểm soát được. Cách tốt nhất là bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để giảm nguy cơ sảy thai.

Tập thể dục thường xuyên, duy trì một chế độ ăn cân bằng, tránh uống rượu, hút thuốc, hạn chế tiêu thụ caffeine, kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp là một số biện pháp đơn giản để phòng ngừa nguy cơ sảy thai.

Lời khuyên dành cho phụ nữ sau khi sảy thai muộn

Theo các nghiên cứu, chưa đến 5% phụ nữ trải qua hai lần sảy thai liên tiếp. Do đó, sau khi sảy thai, bạn hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng mang thai lại sau khi sảy thai muộn, bạn cần nhớ những lời khuyên sau:

  • Chú ý giữ gìn sức khỏe, trong trường hợp mắc bệnh mạn tính, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.
  • Phụ nữ thừa cân, thiếu cân đều có nguy cơ sảy thai cao. Do đó, nếu muốn thụ thai, bạn cần duy trì chế độ ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Bạn cũng cần điều trị các bệnh về tử cung trước khi cố gắng mang thai lần nữa.
  • Đảm bảo rằng bạn sống trong môi trường sạch sẽ vì các tác nhân gây bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Tránh uống rượu, hút thuốc và uống thuốc bừa bãi.

Ngoài tất cả những điều này, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về cách mang thai an toàn và tự mình theo dõi thai kỳ liên tục để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về sảy thai muộn mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Sảy thai, dù sớm hay muộn đều là trải nghiệm khó khăn, đầy thử thách. Do đó, hiểu biết về sảy thai ở giai đoạn muộn để phòng ngừa và điều trị không bao giờ là thừa nếu bạn có ý định mang thai.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.