Thay áo mới cho những thành phố ven sông trên thế giới

Thay áo mới cho những thành phố ven sông trên thế giới

Diện mạo mới cho những thành phố ven sông. Nhằm thay đổi diện mạo mới cho những thành phố ven sông, nhiều thành phố lớn trên thế giới trở thành điểm thu hút du khách và thưởng ngoạn ngắm cảnh sông ngay trong thành phố. Nhiều thành phố trên thế giới như London, New York, Seoul, khu vực ven sông nằm trong số những địa điểm thu hút nhất để thưởng ngoạn.

Thành phố ven sông Hà Nội

Cũng đang hướng tới tạo lập diện mạo cho đô thị hai bên sông Hồng, hình thành trục không gian văn hóa – cảnh quan sinh thái Hồ Tây – Cổ Loa. Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu. Bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến được ban hành vào tháng 6. Với chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh. Ngoài ra, không gian nghiên cứu đồ án khác biệt ở chỗ đây là khu vực dành cho thoát lũ ngoài đê sông Hồng. Có quy mô, tính chất phức tạp với nhiều yếu tố đan xen.

Theo kiến trúc sư Philippines Felino Palafox, những thành phố có quy hoạch ven sông thành công trên thế giới đã kết hợp một cách ấn tượng. Những công viên đầy sức sống, lối đi bộ, hoạt động văn hóa. Cùng không gian cho dân cư và thương mại, thu hút cả người dân địa phương và du khách. Giúp đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế.

Thành phố ven sông Thames ở London

Anh, với chiều dài khoảng 330 km, diện tích lưu vực khoảng 14.250 km2, là một ví dụ điển hình. Từ những năm 1980, những khu công nghiệp ven sông bắt đầu nhường chỗ cho các tòa nhà chung cư và văn phòng, lối đi dạo, công viên.

Các dự án phát triển khu vực ven sông Thames đều tính đến yếu tố lịch sử địa phương. Cảnh quan đô thị, bảo tồn thiên nhiên, mạng lưới tiếp cận và quản lý đất đai. Với việc tạo ra những công trình kiến trúc công cộng mang tính biểu tượng như tòa nhà Millennium Dome. Tái sử dụng một cách thích hợp những tòa nhà xuống cấp thành trung tâm văn hóa. Cải tạo các bến tàu thành khu kinh doanh mới như khu phức hợp Canary Warf. Khu vực ven sông trở nên có bản sắc riêng và đóng vai trò đầu tàu kinh tế lớn.

Không dừng lại ở việc cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông, chính quyền London còn tập trung giải quyết vấn đề ô nhiễm từng gây nhức nhối. Từ một “dòng sông chết” trong những năm 1950, sông Thames giờ đây có tới hơn 100 loài thủy sản. Với chất lượng hóa học cải thiện từ 53% năm 1990 lên 80% năm 2008.

Thành phố giai đoạn năm 2005-2010

Hơn 393 dự án cải thiện môi trường sống đã được hoàn thành. Gần 70 km sông được phục hồi hoặc cải thiện. Giờ đây, dòng sông trở thành tài sản thiên nhiên và văn hóa quan trọng, phản ánh lịch sử và sự phát triển của thành phố.

Kiến trúc sư Palafox cho hay quá trình “hồi sinh” các dòng sông thành công nhờ nỗ lực nâng cao nhận thức về môi trường. Các chiến dịch và hoạt động thực thi pháp luật nghiêm ngặt. Cùng những quy định cho ngành công nghiệp của chính phủ.

Kết quả là một khu vực thành phố ven sông hiện đại và đầy hứa hẹn được xây dựng. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng được xử lý. Nhưng bất chấp điều đó. Giới chức bang New York và các nhà môi trường học vẫn tỏ ra lo ngại về tương lai.

Thành phố Ven Sông Hudson

Môi trường và cư dân xung quanh khu vực đang bị đe dọa bởi hệ thống xử lý nước thải. Và nước lũ cũ kỹ được xây dựng từ những năm 1970, không phù hợp với tốc độ phát triển hiện nay và những vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu.

Sở Bảo tồn Môi trường New York từng chỉ ra rằng việc phát triển các khu vực ven sông tiềm ẩn những rủi ro về môi trường. Những công trình dọc bờ sông, nơi vốn là bề mặt hút nước tự nhiên, làm tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời đe dọa các hệ sinh thái tự nhiên như đất ngập nước, khiến môi trường sống có thể bị phá hủy.

Thành phố Trung Quốc

Đất nước từng hứng chịu nhiều trận lụt nghiêm trọng. Chính phủ đang tích cực triển khai các dự án “thành phố bọt biển” với mục tiêu tăng không gian xanh và vỉa hè. Có khả năng hút nước để hấp thụ nhiều nước mưa hơn trong những không gian đô thị dễ bị ngập lụt.

Minh chứng cho nỗ lực này là kế hoạch xây dựng “vành đai xanh” dài 1.000 km. Dọc sông Tiền Đường ở thành phố Hàng Châu, dòng sông lớn nhất tỉnh Chiết Giang và nổi tiếng với những đợt sóng triều ngoạn mục.

Theo bản thiết kế được đưa ra hồi tháng 1/2019, “vành đai xanh” được chia thành ba loại là đô thị, ven sông và núi. Mỗi loại sẽ được thiết kế sao cho hài hòa với các yếu tố văn hóa liên quan. Tạo ra “trải nghiệm xanh” độc đáo cho cả cư dân và du khách.

Các phương tiện giao thông cũng sẽ được bổ sung để giúp “vành đai xanh” dễ tiếp cận hơn. Thành phố Hàng Châu dự kiến hoàn thành việc xây dựng hệ thống mạng lưới xanh chất lượng cao vào năm 2035, bao gồm toàn bộ nhánh thuộc sông Tiền Đường.

Thành phố Ven Sông Hán

Trở lại trung tâm đời sống của người dân, từ năm 2013 đến 2015. Chính quyền Seoul đã tiến hành gần 90 vòng thảo luận chuyên sâu với người dân, giới chuyên gia và tổ chức liên quan, sau đó đề ra được 4 mục tiêu.

Mục tiêu đầu tiên là khôi phục hệ sinh thái, chất lượng nước sông. Tiếp theo là tổ chức các hoạt động giải trí đa dạng và phù hợp tại khu vực ven sông. Đồng thời phục hồi các tài nguyên văn hóa và lịch sử. Mục tiêu thứ ba là tăng cường khả năng tiếp cận. Bằng các phương tiện thân thiện với môi trường và lối đi bộ. Cuối cùng là mở rộng cơ hội thưởng ngoạn phong cảnh sông, xây dựng kiến trúc đẹp mắt.

Để tăng cường khả năng tiếp cận, các doanh nghiệp tư nhân và chính quyền quyết định hợp tác. Để xây thêm nhiều cầu trên cao và hầm ngầm dọc bờ sông. Kế hoạch cũng bao gồm xây dựng nhiều công viên hơn. Trong đó có một số tập trung vào di tích lịch sử. Tất cả công trình quy hoạch gần bờ sông cũng bị hạn chế số tầng nhằm ngăn chặn tình trạng xây nhà chọc trời bừa bãi. Ảnh hưởng đến công tác bảo tồn môi trường ven sông.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.