Dạy con sau ly hôn – Những sai lầm mắc phải

Dạy con sau ly hôn – Những sai lầm mắc phải

Bạn đang chuẩn bị ly hôn, hay bạn đã ly hôn. Vấn đề nan giải nhất của bạn chính là việc dạy con sau ly hôn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu việc dạy con sau ly hôn. Đó là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế đấy.

Dạy con sau ly hôn – hãy nhìn con bạn như một người lớn

Trẻ em không phải là người lớn. Chúng có thể không hoàn toàn hiểu nguyên nhân ly hôn của cha mẹ cũng như không thể hiểu được cảm xúc của bạn. Đừng mong đợi con trẻ hiểu chuyện như một người lớn và phải cảm thông cho quyết định của cha mẹ, như thế là bạn đang đặt áp lực lên vai con. Hãy chia sẻ với con theo cách khiến chúng cảm thấy an toàn và không hoang mang vì sự chia cắt của cha mẹ.

Bạn không nhất thiết phải nói với con về mọi thứ. Trẻ cần sự quan tâm và ủng hộ từ bạn chứ không phải nhận lấy những muộn phiền hay rắc rồi bạn đang gặp phải. Hãy dành phần khó nhằn ấy cho bạn bè hoặc những người bạn đặc biệt tin tưởng.

Dạy con sau ly hôn chính là không bắt trẻ phải lựa chọn

Sai lầm mà nhiều người mắc phải trong cách dạy con là bắt trẻ phải chọn lựa giữa cha hoặc mẹ, bao gồm cả việc trẻ muốn ở cùng ai. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình đang phản bội ai đó. Bằng việc chọn một trong hai, chúng vô tình làm tổn thương người còn lại. Thật không công bằng với trẻ. Cả hai có thể lắng nghe ý kiến của con, thảo luận cùng nhau và đưa ra quyết định tại tòa. Đừng bao giờ ép trẻ là người đưa ra sự lựa chọn.

Dạy con sau ly hôn – Những sai lầm mắc phải

Cố trở thành cha mẹ con thích nhất

Việc cố xây dựng hình tượng là một bậc cha mẹ tốt hơn người còn lại trong mắt con có thể gây tổn hại đến trẻ; ví dụ như cho phép trẻ làm những việc mà đối phương đã ngăn cấm. Dần dần, con bạn sẽ hình thành thói quen làm tùy ý những điều chúng muốn; và bỏ ngoài tai những lời khuyên hay sự dạy dỗ. Việc này có thể tác động xấu đên nhân cách của trẻ khiến, chúng trở nên hư hỏng hoặc bất thường.

Hai bạn nên cùng ngồi xuống và đi đến thống nhất những điều cả hai đồng thuận dạy con; cũng như những điều cha mẹ được làm với trẻ. Quan trọng nhất vẫn là tính nhất quán trong cách hành xử với con.

Dạy con sau ly hôn – không khiến trẻ nghĩ mình là người có lỗi

Trẻ cũng phải trải nghiệm cảm giác căng thẳng khi không khí gia đình hoàn toàn đổi khác. Và điều tồi tệ nhất có thể xảy đến là con cảm thấy nguyên nhân những sự kiện không hạnh phúc này đến từ mình.

Thế nên, việc giải thích rằng hiện trạng này không phải là lỗi của con rất quan trọng. Con không nên cảm thấy do chúng không thể đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ nên họ mới ly hôn. Tùy vào từng lứa tuổi mà bạn có thể giải thích cho con hiểu rằng vì sao tình huống này lại xảy ra.

Cần phải nhận lỗi về mình

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích đây không phải là lỗi của mình. Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi chuyện xảy ra cũng đều bắt nguồn từ một lỗi lầm nào đó; và ly hôn là một loại sự kiện như thế. Nếu bạn tự nhận tất cả phần lỗi về mình; và đóng vai trò như một người mang tội, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ. Chúng có thể bắt đầu sử dụng điều ấy như một cái cớ và trở nên hư hỏng; cho phép mình làm mọi thứ. Tệ hơn, trẻ còn có thể bắt đầu đổ lỗi cho bạn về mọi sai lầm của chúng. Rõ ràng, đây không thể là cách dạy con đúng đắn.

Ly hôn không phải là dấu chấm hết cho chặng đường tình yêu của bạn. Dù đã một lần đổ vỡ trong hôn nhân, bạn vẫn có thể tìm lại hạnh phúc cho mình.

Dạy con sau ly hôn – Nói những điều tích cực về đối phương

Điều tử tế bạn nên làm cho trẻ là không đổ lỗi cho chính mình, đồng thời cũng không đổ lỗi cho người còn lại. Không cần thiết phải nói với con về những lỗi lầm của cha mẹ và cố đừng nói xấu đối phương trước mặt chúng.

Đừng quên rằng, con cũng là một nửa của cả cha lẫn mẹ. Vậy nên, khi bạn nói xấu người còn lại, trẻ có thể để tâm và học theo thái độ không tốt của bạn. Chuyện xảy ra là vấn đề của người lớn, đừng vì vậy mà chủ động thay đổi tình thương mà trẻ dành cho cả cha lẫn mẹ.

Đừng dùng trẻ như người giải hòa

Dù đang ở trong trường hợp không muốn giao tiếp với người còn lại thế nào; đừng bao giờ biến con bạn thành người truyền thông điệp giữa cả hai. Trẻ không nên nghe những lời nhắn; suy nghĩ của cha chuyển đến mẹ và ngược lại.

Hãy cố tự mình nói chuyện trực tiếp với đối phương. Đứa trẻ của bạn sẽ chịu áp lực khi đứng giữa hai chiến tuyến; và cảm thấy bối rối khi không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Ngăn cấm trẻ với đối phương

Một sai lầm trong cách dạy con thường thấy ở các bậc phụ huynh khi ly hôn là ngăn cấm trẻ giao tiếp với cha/mẹ. Ngược lại, bạn nên khuyến khích đối phương dành thời gian bên con; nhất là trong các sự kiện quan trọng với trẻ. Con cái đều cần sự quan tâm của cả cha lẫn mẹ; sự thiếu vắng mối liên kết với bất cứ ai cũng có thể mang đến tổn thương cho con. Mâu thuẫn nảy sinh từ quan hệ giữa hai người; đừng nên để trẻ hứng chịu hậu quả từ mối bất hòa của cả hai.

Nguồn: elle.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.