Viêm tai giữa – Cách chăm sóc bé bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa – Cách chăm sóc bé bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Hình thức là bị nhiễm trùng ở tai giữa. Khi bị viêm tai giữa bé sẽ sốt, khó chịu. Vì vậy các mẹ phải hết sức lưu ý theo dõi con để chuẩn đoán bệnh. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bé bị viêm tai giữa tại nhà.

Biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa cấp?

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa nhất vì hệ miễn dịch và ống Ot-tát trong tai vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có một số triệu chứng viêm tai giữa như:

  • Sốt (có thể nhẹ hoặc cao)
  • Đau tai hoặc ù tai giảm thính lực, kèm theo chảy dịch, sổ mũi, hắt hơi, ho
  • Lười ăn, bỏ bú, nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Thường quấy khóc và khó ngủ

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm tai giữa có mủ, trẻ sẽ không có các triệu chứng được kể trên.

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Nếu không sớm điều trị viêm tai giữa, trẻ có thể mắc phải các biến chứng nghiêm trọng sau:

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa nhất vì hệ miễn dịch và ống Ot-tát trong tai vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có một số triệu chứng viêm tai giữa như

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
  • Viêm tai xương chũm, viêm tai giữa có cholesteatoma
  • Liệt mặt
  • Khả năng nghe và tiếp nhận thông tin kém
  • Các biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não…

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Vệ sinh

Viêm tai giữa có thể khiến bé khó chịu trong tai. Do đó, bố mẹ thường xuyên vệ sinh tai của trẻ để con bớt khó chịu. Tuy nhiên, một số người có thể vệ sinh tai không đúng cách như:

  • Dụng cụ ráy tai cho trẻ không hợp vệ sinh
  • Cố gắng ráy sâu vào tai. Điều này có thể gây thủng màng nhĩ, tổn thương màng nhĩ hoặc đẩy các tác nhân gây bệnh vào sâu trong tai hơn.

Sau đây, Hello Bacsi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh đúng cách cho trẻ bị viêm tai giữa.

Vệ sinh viêm tai giữa

Cách vệ sinh tai đúng cách cho trẻ là dùng khăn mềm lau xung quanh vành tai. Sai đó, bạn xoắn nhẹ góc khăn và lau phần ống tai ngoài, không nên cố lau sâu vào trong tai.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ và cho con nằm nghiêng về bên tai nhỏ thuốc để dịch chảy ra ngoài. Bạn có thể dùng tăm bông thể thấm hút dịch chảy ra ở tai ngoài.

Vệ sinh tai mũi họng

Tai, mũi và họng có ống thông với nhau nên vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan tới tai và gây viêm tai giữa. Do đó, không chỉ vệ sinh vùng tai mà bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ mũi và họng của trẻ để bệnh nhanh khỏi.

Cách tốt nhất để vệ sinh mũi họng sạch sẽ là cho trẻ súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể rơ lưỡi trẻ bằng nước muối sinh lý.

Khi cho trẻ dùng dụng cụ hút mũi, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Sau khi dùng xong, bạn nên rửa dụng cụ hút mũi và tay sạch sẽ.

Bạn cũng lưu ý không bịt cả hai mũi của trẻ để xì mũi vì như vậy sẽ đẩy dịch và các tác nhân gây bệnh vào tai, gây viêm. Cách chính xác là bạn bịt một bên lỗ mũi và xì nhẹ bên còn lại. Bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch trong mũi, giúp trẻ xì mũi dễ hơn.

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em. Khi bị trẻ thường quấy khóc, chán ăn và mệt mỏi. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.

Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn theo nhu cầu và uống các loại nước ép hoa quả. Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ (dưới 6 tháng), bạn có thể tăng số lần bú của trẻ.

Thuốc

Đối với trẻ em, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, dù đó là thuốc không kê đơn. Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định của họ.

Trong trường hợp trẻ sốt, bạn có thể:

  • Chườm ấm
  • Mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi
  • Phòng ở thoáng mát, không đóng kín cửa

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nặng

Nếu trong quá trình điều trị tại nhà, bệnh của trẻ không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Các triệu chứng cảnh báo bệnh nặng hơn như:

  • Trẻ đau tai với mức độ và tần suất tăng lên
  • Trẻ liên tục sốt cao, dù có dùng thuốc hạ sốt
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
  • Trẻ nôn hoặc bị tiêu chảy

Việc chăm sóc trẻ bị viêm tai  cũng đóng vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ các cách vệ sinh đúng, tránh khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.