Chấn thương đầu gối phổ biến nhất hiện nay- Bạn có biết

Chấn thương đầu gối phổ biến nhất hiện nay- Bạn có biết

Chấn thương gối là một trong những thương tích hay gặp nhất trong thể thao, lao động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng đắn, kịp thời. Thì chấn thương đầu gối dễ để lại những hệ quả phiền toái cho người bệnh. Nó ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối.

5 loại chấn thương đầu gối khi đá bóng

Hầu hết chấn thương xảy ra khi chơi đá bóng đều có liên quan đến các chi dưới của cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến những “tai nạn” sân cỏ này có thể là do thao tác chuyển hướng đột ngột, va chạm, té ngã hoặc nhảy lên và đáp xuống bằng chân không chính xác.

Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

Nếu đầu gối phải chuyển động xoắn vặn, thay đổi hướng bất ngờ thì rất dễ xảy ra chấn thương dây chằng. Đây là một trong những dạng chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất. Tiêu biểu là chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng giữa gối (MCL).

Các triệu chứng chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm:

  • Sưng đầu gối
  • Đau đầu gối
  • Mất toàn bộ phạm vi chuyển động khớp gối
  • Khó chịu khi đi bộ
  • Đầu gối kém ổn định

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ gặp chấn thương dây chằng chéo trước cũng như các dạng chấn thương chân khác cao hơn nam giới. Ở nữ, khả năng kiểm soát thần kinh cơ ở hông ít hơn, khiến chân (đặc biệt là đầu gối) kém linh hoạt hơn. Và dễ rơi vào các tư thế nguy hiểm khi vận động.

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL)

Chấn thương dây chằng giữa gối là trường hợp dây chằng trung gian bị giãn, đứt hoặc bong rách. Dây chằng giữa gối kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương cẳng chân (xương chày) lên mặt trong của đầu dưới xương đùi. Nó giúp giữ ổn định xương cẳng chân.

Dây chằng giữa gối thường bị tổn thương do áp lực hoặc sức ép tác dụng lên mặt ngoài khớp gối. Lực này khiến mặt ngoài khớp gối cong lại và mặt trong mở rộng ra. Khi bị kéo giãn quá mức, dây chằng giữa gối dễ bị rách và tổn thương. Trong bóng đá, tổn thương này có thể xảy ra do hành động “truy cản từ phía sau”.

Những triệu chứng của chấn thương dây chằng giữa gối là:

  • Sưng đầu gối
  • Đau đầu gối
  • Khó khăn khi di chuyển đầu gối, cảm giác cứng khớp gối, kẹt khớp
  • Bầm tím
  • Cảm giác không vững chân

Chấn thương đầu gối do rách sụn chêm

Một loại chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến khác là rách sụn chêm. Sụn chêm hoạt động như một chất hấp thụ lực sốc ở đầu gối. Xoay khớp gối đột ngột hoặc bị một lực tác động mạnh vào đầu gối. Nó có thể dẫn đến rách sụn chêm.

Trẻ em tham gia chơi bóng đá ở độ tuổi quá sớm cũng là đối tượng có nguy cơ rách sụn chêm cao. Và đặc biệt là khi trẻ chỉ tập trung luyện tập một bộ môn thể thao.

Triệu chứng của rách sụn chêm thường là:

  • Đau đầu gối, nhất là khi chạm vào
  • Đầu gối sưng tấy
  • Khó di chuyển đầu gối, bị hạn chế chuyển động
  • Cảm giác không vững chân, bị cứng khớp gối

chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối gây biến dạng khớp gối

Khớp gối có thể bị biến dạng (hay còn gọi là trật khớp gối) khi xương đùi và xương chày ở ống chân bị lệch khỏi vị trí thông thường. Trật khớp gối thường là do chấn thương bởi tiếp xúc mạnh. Tiêu biểu như tai nạn giao thông, ngã từ độ cao đáng kể và trong thể thao.

Biến dạng khớp gối có thể là một phần hoặc hoàn toàn sai lệch khỏi vị trí bình thường và rất đau. Người trật khớp gối cũng thường có xu hướng bị bong gân. Nguyên nhân do gân có thể bị kéo rách trong chấn thương.

Triệu chứng rõ rệt nhất là đầu gối bị biến dạng, khớp gối sưng.Tất cả chuyển động đều gây nhiều đau đớn cho người gặp chấn thương.

Bong gân – nguyên nhân phổ biến gây chấn thương đầu gối khi đá bóng

Bong gân đầu gối có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu gân hoặc cơ ở gối đột nhiên bị kéo giãn dẫn đến rách. Có nhiều mức độ bong gân, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Di chuyển quá nhanh khi chưa giãn cơ, nhảy lên và đáp xuống bằng chân, trật khớp gối… Đây đều là những nguyên nhân có thể gây bong gân đầu gối.

Triệu chứng bong gân đầu gối bao gồm:

  • Đau khi cong gối, khuỵu gối hoặc khi chạm vào
  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Khó đi đứng vững

Làm thế nào để điều trị chấn thương đầu gối?

Thông thường, người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng sẽ được đưa vào chuyên khoa cấp cứu trước tiên. Nếu chấn thương đầu gối nghiêm trọng, bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ là người thăm khám và điều trị. Riêng các trường hợp gặp chấn thương khi chơi đá bóng sẽ có chuyên gia y học thể thao hỗ trợ.

Trong quá trình điều trị chấn thương khớp gối có thể có sự tham gia của các nhà vật lý trị liệu hoặc các chuyên gia phục hồi chức năng khác.

Những cách chữa căng cơ khi đá bóng hoặc các trường hợp chấn thương nhẹ mà bạn có thể thực hiện tại nhà là:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm đá lạnh giảm sưng
  • Chườm nóng tăng lưu thông máu sau khi giảm sưng
  • Nâng cao chân so với vị trí tim khi nằm ngủ
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) nhằm giảm đau và viêm

Những chấn thương đầu gối nghiêm trọng hơn sẽ cần được chăm sóc y tế. Bác sĩ có thể chỉ định mang nẹp cố định đầu gối để hạn chế các cử động vô ý, giảm khả năng mắc thêm chấn thương, hỗ trợ đầu gối nghỉ ngơi.

Chấn thương có liên quan đến đứt dây chằng, mất ổn định khớp gối, sưng đầu gối, giảm phạm vi chuyển động hoặc gãy xương sẽ cần tham vấn từ bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Tùy theo mức độ chấn thương mà người bệnh có thể được khuyến cáo dùng nạng hoặc xe lăn.

Phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Một trong những biện pháp quan trọng nhất để giúp giảm nguy cơ chấn thương đầu gối khi đá bóng là tập trung phát triển và duy trì thể lực. Bạn nên thường xuyên thực hiện các bài tập tốt cho khớp gối, tăng cường sức bền nhóm cơ bắp hỗ trợ dây chằng.

Cụ thể, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Làm nóng, khởi động cơ thể để tránh chấn thương khớp gối, đau cổ chân khi đá bóng
  • Mang giày, dụng cụ, quần áo bảo vệ cho ống chân, đầu gối phù hợp để tránh va đập, gây chấn thương trong quá trình tập luyện, thi đấu
  • Thực hiện các động tác càng đúng kỹ thuật càng tốt khi di chuyển với tốc độ cao, tránh chuyển động đột ngột
  • Dành 5-10 phút để kéo giãn cơ nhẹ nhàng sau khi kết thúc trận đấu hoặc giờ tập
  • Xây dựng một chương trình luyện tập nâng cao dần theo thời gian để tránh vận động quá sức

Ngoài ra, người chơi đá bóng cũng có thể sử dụng thêm các loại dược phẩm bổ bảo vệ khớp và giúp giảm các triệu chứng đau nhức, chẳng hạn như các sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt là khớp gối.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.