Nông sản Việt thoát cảnh giải cứu – Mục tiêu đặt ra

Nông sản Việt thoát cảnh giải cứu – Mục tiêu đặt ra

Hiện nay, trước tác động của dịch bệnh do virus Corona, nông dân nhiều tỉnh, thành gặp khó khăn về đầu ra nông sản như dưa hấu, thanh long, rau cải, cà chua…

Nông sản thoát cảnh giải cứu

Nông sản thoát cảnh giải cứu là một trong những yêu cầu cần thiết cần phải có giải pháp. Trong năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến và dùng nhiều biện phát để giải cứu nông sản. Đặc biệt do tình hình Covid làm cho điều này càng trở nên bức thiết.

Ví dụ cụ thể về việc nông sản cần giải cứu

Tại Hải Dương chính quyền đã lập các nhóm chat Zalo như nhóm doanh nghiệp nông nghiệp Hải Dương. Nhóm nông nghiệp Hải Dương vượt qua đại dịch… Để hỗ trợ việc kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như những người dân tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp.

giải cưu nông sản Việt

Chính quyền đã sử dụng các nhóm Zalo gửi thông tin cho các nhà thu mua để họ về tiếp cận. Tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống siêu thị Vinmart cũng đẩy mạnh bán hàng hàng từ xa qua website. Tổng đài tại các tỉnh cần giải cứu nông sản để bán hàng, giải cứu nhanh hơn.

Những cửa hàng bán các sản phẩm nông sản của nông dân, hợp tác xã đã được kết nối vào mạng lưới Food Connect. Các tài xế của Grab sẽ đảm nhận phần giao nhận sản phẩm cho khách hàng đặt mua, đảm bảo sản phẩm được phân bổ rộng rãi và đến tay người tiêu dùng kịp thời.

Ảnh hướng của đại dịch dẫn đến việc giải cứu nông sản

Đại dịch Covid-19 bùng nổ, kéo theo việc mua sắm trực tiếp bị thu hẹp. Người tiêu dùng chuyển dần sang kênh mua sắm online. Xuất phát từ nhu cầu thị trường và mong muốn đưa nông sản thực phẩm trở thành ngành hàng kinh doanh trực tuyến.

Đây là cầu nối trực tiếp nông dân và tiểu thương, doanh nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí trung gian. Đồng thời đưa nông sản Việt có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Đồng hành cùng nông dân Hải Dương. Sàn thương mại điện tử nông sản Kim Hưng những ngày qua đã liên tục cung cấp thông tin. Giá cả các mặt hàng nông sản Hải Dương cần tiêu thụ tới thương nhân cả nước.

Ngoài ra sàn này còn cho nông dân, miễn phí mở gian hàng, miễn phí quảng cáo. Thu hút gian hàng, miễn phí đào tạo kinh doanh trực tuyến và nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

Nông sản thoát khỏi tình trạng giải cứu như thế nào

Sau khi thông tin nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò. Viettel Post sẽ gom tất cả các đơn hàng đó, ghép nông sản Hải Dương thành 1 tuyến. Dùng xe ô tô vận chuyển theo lô, giao hàng tới tận tay người tiêu dùng. Để nhanh chóng hỗ trợ bà con ở Hải Dương hiện nay. Vettel Post sẽ sử dụng tính năng mua chung và Vỏ Sò sẽ đứng ra đại diện như một nhà cung cấp.

Trong khi đó công ty khởi nghiệp FoodMap đã “vẽ bản đồ” để giải cứu nông sản cho người nông dân. FoodMap là nền tảng chuyên kết nối giữa nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng. Ứng dụng này vận hành trên nền tảng hợp tác với nông dân từ khâu đầu tiên. Để có được nguồn nông sản thực sự sạch..

giải cứu nông sản

Giúp nông dân làm quen với thương mại điện tử

Nông sản thoát cảnh giải cứu: Cách thức

Ứng dụng công nghệ để giải cứu vẫn là biện pháp trước mắt. Về lâu dài việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp giảm bớt tình trạng phải giải cứu. Và xa hơn là giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Trong những ngày thực hiện cách ly xã hội trước đây. FoodMap cho biết là chiếc cầu nối đắc lực, đưa nông sản Việt đến tận cửa người dùng. Giải tỏa phần nào khó khăn cho nông dân và góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh. Nhắm đến mục tiêu dùng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản Việt. FoodMap đặt vấn đề truy xuất nguồn gốc là điều kiện bắt buộc lên sàn cho mọi nhà sản xuất hoặc nông dân.

Đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo. Nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu. Từ đó giúp các mặc hàng nông sản phát triển bền vững. Lâu dài hơn và không gặp phải những khó khăn cần phải giải cứu.

Nông sản thoát cảnh giải cứu: Ứng dụng

Ý tưởng của dự án được bắt nguồn từ những lần tham gia giải cứu nông sản của đội ngũ Food Conect trong mấy năm trước như giải cứu khoai, giải cứu thịt heo… Khi những nông sản này gặp khó khăn về tiêu thụ do bí đầu ra xuất khẩu.

Từ những đợt tham gia giải cứu này, đội ngũ Food Connect đã nhận thấy cần phải có một giải pháp kết nối giữa nông dân và thị trường để giúp các nông hộ, hợp tác xã có thể tiêu thụ nông sản, thực phẩm một cách lâu dài. Từ đó dự án Kết nối thực phẩm (Food Connect) đã ra đời nhằm kết nối các nông dân, nhà kinh doanh nông sản… với nhau để cùng phát triển mạnh, bền vững hơn.

Còn sàn thương mại điện tử nông sản Kim Hưng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 2.500 gian hàng nội địa và 1.000 gian hàng quốc tế. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ bán hàng cho hơn 3.500 tiểu thương tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm Việt Nam để giúp nông sản Việt Nam phát triển bền vững và vươn ra quốc tế.

Nguồn: thesaigontimes.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.