Tìm cách nâng tầm nông sản Việt

Tìm cách nâng tầm nông sản Việt

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học công nghệ đã có bước phát triển mới làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là giải pháp quan trọng để nông sản Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tổng quát về nâng tầm nông sản Việt

Chỉ tay về vườn mít xanh mắt, ông Bình cho biết. “Hướng tới tạo ra vùng nguyên liệu mít tại chỗ để sản xuất mặt hàng mít sấy giòn. Cách đây 3 năm tôi thuê 2 mảnh đất, với diện tích 14 ha, trồng 10.000 gốc mít Thái lá bàng. Công trình này ngốn vốn đầu tư lên tới bạc tỷ, từ tiền cải tạo đất, mua cây giống, thuê đất. Ðất ở đây thích hợp với loại cây trồng này. Số lượng cây sống tốt đạt 80% và đã bắt đầu cho trái”.

Nâng tầm nông sản Việt

Và thế là, lòng tin về nâng cao giá trị nông sản Việt. Về sự phát triển của doanh nghiệp trong ông chủ tuổi đời ngoài 50 này càng thêm vững chãi. Cách thức ông đã làm để nâng tầm nông sản Việt đặc biệt là mít

Ðất lành chim đậu

Bắt đầu là công nhân phụ trách kỹ thuật cho công ty sản xuất chuối sấy giòn ở TP Hồ Chí Minh. Bao năm đổ mồ hôi, công sức, tích luỹ được kinh nghiệm, kỹ thuật. Chàng trai trẻ Bảy Bình hợp tác làm ăn với một người bạn. Rồi chục năm sau đó mạnh dạn khởi nghiệp riêng. Khi trong tay có cả những điều kiện cần và đủ. Nghề sản xuất chuối sấy tình cờ giúp ông Bảy Bình biết. Và đặt chân đến vùng đất U Minh Hạ. Trong đó, huyện Trần Văn Thời. Một trong những vựa chuối lớn nhất tỉnh Cà Mau, ông đã nhiều lần đến.

Không khí trong lành, thoáng mát, bình yên, tình cảm con người nơi đây chan hoà. Ccùng với đó là nguy cơ sống còn để giữ và phát triển nghề. 3 năm trước, ông Bảy Bình quyết định từ bỏ tất cả những gì có được nơi mảnh đất phồn hoa để về nơi được mệnh danh là xứ nghèo này lập nghiệp.

Chia sẻ của người dân về việc nâng tầm nông sản Việt

Thật ra, nếu nói đó là quyết định táo bạo cũng đúng. Vì chọn về đây, hầu như mình làm lại từ đầu tất cả. Từ việc xây dựng trụ sở công ty, máy móc để sản xuất. Nhưng đó là điều phải làm trong tình trạng giải quyết bài toán cạnh tranh với các công ty sản xuất cùng ngành. Hơn nữa, tôi rất thích cuộc sống không ồn ào chốn đồng quê. Ðồng thời, sự hỗ trợ từ việc miễn thuế 4 năm đầu về vùng đất khó. Cho các công ty của Nhà nước cũng là động lực để tôi quyết định về xứ này.

Và tên gọi Ðại Ðô dần trở nên quen thuộc với những con người nơi vùng đất xa xôi này. “Nhiều người cũng hay thắc mắc về tên của công ty, vì chẳng thấy liên quan đến tôi hay tên gọi người thân trong gia đình. Thật ra, đó là tên ông chủ cho tôi mướn đất để canh tác. Ðể nhớ ơn họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho mình lập nghiệp nơi vùng đất này. Tôi đã chọn tên ấy. Mà cũng lạ, tên Ðại Ðô mang lại nhiều thuận lợi, may mắn cho công ty lắm”, một người chia sẻ

Nâng tầm nông sản Việt

Vậy là, từ khi đặt chân ở vùng đất này đến nay, công ty của ông Bảy Bình góp phần tiêu thụ chuối nguyên liệu cho bà con nông dân trong và ngoài huyện. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 20 công nhân, với mức lương mỗi tháng từ 4,5-6 triệu đồng/người.

Khát khao nâng tầm sản phẩm Việt

Qua nhiều năm gắn bó với nghề chế biến nông sản. Ông Bảy Bình nhận thấy nếu chỉ sản xuất một hoặc vài mặt hàng ít ỏi thì doanh nghiệp khó phát triển. Đứng vững trên thị trường cũng như xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Thấy đất đai vùng U Minh Hạ dễ canh tác các loại cây ăn trái. Nhất là cây mít, mặt hàng mít sấy cũng được ưa chuộng nên ông Bảy Bình lên kế hoạch bước chân vào thị trường này.

“Giống mít Thái lá bàng cho năng suất rất cao. Cây trồng được 4-5 năm có thể cho trái 200 kg/cây/năm. Ðịnh hướng của công ty, trước tiên là tạo nguyên liệu tại chỗ, phục vụ sản xuất mít sấy. Sau đó, khi nông dân thấy được hiệu quả. Kêu gọi họ mạnh dạn đầu tư trồng thì công ty sẽ tiến hành bao tiêu đầu ra, để 2 bên cùng có lợi”, ông Bảy Bình chia sẻ.

“Thời gian qua, công ty chủ yếu nhận gia công cho khách hàng, chưa có thương hiệu. Hướng tới, công ty tạo thương hiệu riêng, nâng sao cho sản phẩm theo chương trình OCOP để có thể đứng vững trên thị trường. Quyết tâm trong năm mới sẽ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường nước ngoài các sản phẩm của công ty”, ông Bảy Bình hy vọng.

Con đường phía trước còn dài. Giấc mơ nâng tầm nông sản Việt vẫn còn những nấc thang phải chinh phục. Nhưng ông Bảy Bình vẫn tin rằng. “Khó khăn nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm đã giải quyết được, thì những khó khăn khác cứ đi, từng bước rồi cũng sẽ qua”.

Nguồn: baocamau.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.