Tình hình tín dụng doanh nghiệp thời Covid-19

Tình hình tín dụng doanh nghiệp thời Covid-19

Các ngân hàng đã giảm lãi vay, có nhà băng giảm tới 6 lần, nhưng làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn, vượt khó thời Covid-19 vẫn là câu hỏi hóc búa…

Tín dụng doanh nghiệp thời Covid-19 có gì đáng chú ý

Cuối năm 2019, sau một năm “hái nhiều trái ngọt”. Ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ bứt tốc mạnh mẽ trong năm 2020. Và hầu hết các ngân hàng cũng đều dự tính cho riêng mình các mục tiêu khá tham vọng. Tuy nhiên bước sang năm 2020, đại dịch Covid-19 lại bất ngờ ập đến khiến cho kinh tế toàn cầu. Không ngoại trừ Việt Nam, bị ảnh hưởng nặng nề. Tín dụng doanh nghiệp thời Covid-19 có nhiều thay đổi.

Hiện lãi suất huy động đã tiệm cận mức thấp nhất lịch sử cộng với nguồn vốn dồi dào. Ngay sau Tết Nguyên đán, các ngân hàng đã đồng loạt giảm suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, làm sao để các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận được nguồn vốn, từ đó vượt qua khó khăn thời Covid-19 vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

tín dụng doanh nghiệp

Tín dụng doanh nghiệp thời Covid-19 ngân hàng giảm lãi vay

Sau nhiều đợt giảm lãi suất mạnh trong năm 2020. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đang ở mức thấp nhất.

Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của các ngân hàng thương mại hiện nay phổ biến ở mức 5-6%/năm. 7-8%/năm trung dài hạn (trong 6 tháng hoặc một năm đầu). Đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, lãi vay ngắn hạn chỉ quanh mức 4,5%/năm.

Cùng với đó, mức lãi suất huy động ngắn hạn từ 6 tháng trở xuống hiện ở mức thấp nhất trong lịch sử, đều dưới 4%/năm. Các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên cũng quanh mức 5,5%/năm.

Ngân hàng thương mại cổ phần

Đây là lý do mà ngay sau Tết Nguyên đán. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tiếp tục giảm mạnh lãi vay. Cụ thể, từ cuối tháng 2, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Công bố giảm lãi suất cho vay đối với toàn bộ dư nợ vay hiện hữu. Và cho vay mới đối với khách hàng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 22/2 – 22/5. Được biết, đây là lần thứ 6 nhà băng này giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

tín dụng doanh nghiệp

Theo đó, Vietcombank giảm tới 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Mức độ mạnh bởi dịch Covid-19. Nó làm giảm tới 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng còn lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cũng giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. HCM (HDBank) công bố lãi suất thấp nhất là 3%/năm đối với các cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ đang thuê mặt bằng, địa điểm kinh doanh. Gói vay này dành cho khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng lên đến 3 tỷ đồng, ân hạn vốn gốc 6 tháng.

Ngân hàng khác

Các ngân hàng khác như.  Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank). Cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi về vay vốn và dịch vụ tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp SME do phụ nữ làm chủ và các doanh nghiệp trẻ.

Đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 1370/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp tăng cường chống dịch. Phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Với động thái trên, kỳ vọng sẽ có thêm nhiều ngân hàng giảm lãi cho vay. Hỗ trợ khách hàng, trong đó có các SMEs thời gian tới. Qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm sức đề kháng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Tạo đà tăng tốc hoạt động kinh doanh cho cả năm 2021 được thuận lợi.

Nguồn: baoquocte.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.