Nguồn gốc âm nhạc

Nguồn gốc âm nhạc

Người ta chỉ nói rằng âm nhạc có từ thời xa xưa. Nhưng chưa ai thực sự biết rõ âm nhạc có nguồn gốc từ đâu. Phát triển ra sao? Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc và sự phát triển của nó nhé.

Nguồn gốc của âm nhạc

Đã rất nhiều người đi tìm nguồn gốc của âm nhạc, nhưng họ chỉ đưa ra những quan điểm riêng của mình. Có người bảo, âm nhạc là sự bắt chiếc thiên nhiên như tiếng nước chảy, chim hót. Còn có người cho rằng âm nhạc là do thần thánh tạo ra. Những quan điểm này hầu hết chưa có cơ sở khoa học để khẳng định. Tuy nhiên chúng ta có thể đoán được âm nhạc xuất hiện từ thời kỳ sơ khai của con người. Khi loài người có mặt trên trái đất này, âm nhạc đã được hình thành.

Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc đối với trẻ nhỏ là tăng chỉ số IQ. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ nếu học nhạc sẽ có thành tích học tập cao hơn. Vì vậy, để giúp trẻ có thành tích tốt hơn, bạn hãy khuyến khích chúng học chơi một loại nhạc cụ hay học hát nhé.

nguon goc am nhac

Lịch sử âm nhạc thế giới

Xuất hiện từ thuở sơ khai, sau đó dần hình thành và phát triển. Âm nhạc có nhiều giai đoạn bị suy thoái nghiêm trọng, cũng có giai đoạn phát triển kinh điển, vượt bậc.

  • Qua quá trình phát triển hàng ngàn năm. Những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của âm nhạc là vào thế kỷ 14-16. Đây là lúc bắt đầu thời kỳ Phục Hưng trong nghệ thuật.
  • Thế kỷ 17 là thời kỳ của âm nhạc Baroque (Baroc) với nhiều nhạc sĩ tiêu biểu như J.S.Bach, G.F,Handel, C.W.Gluck, Vivaldi,…
  • Thế kỷ 18 là thời kỳ Cổ điển với nhiều mẫu mực đáng kinh ngạc như J.HAYDN cha đẻ của thể loại nhạc giao hưởng. Beethoven người đưa giao hưởng và sonate lên đến đỉnh cao và thần đồng âm nhạc thế giới W.A.Mozart.
  • Thế kỷ 19 là thời kỳ lãng mạn, âm nhạc thời này phản ánh nỗi bế tắc, nỗi cô đơn của con người; những ước vọng, nội tâm cá nhân và mơ mộng. Thời kỳ này bùng nổ những nhạc sĩ thiên tài như Schubert, Chopin, Tchaikovshy, Grieg, Wagner,…
  • Thế kỷ 20 là thời kỳ âm nhạc có tốc độ phát triển vũ bão, chóng mặt nhất. Từ xưa tới nay từ thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kỳ chủ nghĩa lãng mạn đến hiện đại. Sau đó là sự thay đổi các chủ nghĩ từ tự nhiên, ấn tượng đến biểu hiện, cấu trúc, cổ điển mới. Các tác giả tên tuổi trong thời kỳ này như Raven, Ma-le, Pushini, Vale, Mayo, Oneghe,…

Lịch sử âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nó phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục tập quán của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử phát triển.

Về cơ bản có thể chia lịch sử âm nhạc Việt Nam thành 4 giai đoạn chính:

Âm nhạc thời kỳ vua Hùng và Bắc thuộc

Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ nền âm nhạc dân tộc rất cổ xưa. Từ đời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước, âm nhạc dân tộc thuộc về văn hóa đồng thau. Trống đồng Đông Sơn là một hiện vật biểu trưng được biết và cất giữ cho đến tận ngày nay.

Âm nhạc thời phong kiến

Với thời kỳ phong kiến. Âm nhạc Việt Nam được sử dụng để thể hiện những tư tưởng tôn giáo, đời sống tâm linh và phong tục tập quán của dân tộc.

Thời cận đại

Âm nhạc Việt Nam thời cận đại cũng là thời kỳ các nước đế quốc phương tây đô hộ nước ta. Vì vậy ở thời kỳ này chúng ta sẽ bắt gặp những sản phẩm âm nhạc mang hướng cách mạng. Khích lệ tinh thần đoàn kết và yêu nước của dân tộc.

Giai đoạn 1975 đến nay

Sau khi Việt Nam thống nhất, nền âm nhạc đã có nhiều thay đổi thăng trầm. Trong nước các dòng nhạc vàng bị cấm hoàn toàn, các ca sĩ nhạc vàng được khuyến khích chuyển sang hát nhạc cách mạng truyền thống.

Hoặc chúng ta có thể chia theo cách khác như sau:

Gồm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Trước năm 1945, khi đất nước còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp

Giai đoạn 2: Từ năm 1945 đến năm 1975, âm nhạc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước

Giai đoạn 3: Từ năm 1975 cho đến nay, âm nhạc trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Nguồn: school.younghityoungbeat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.