Tại Trung Quốc có một bức tượng đang là điểm nóng thu hút

Tại Trung Quốc có một bức tượng đang là điểm nóng thu hút

Bức tượng cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong bộ cà sa. Bức tượng mắt nhắm và để tay theo kiểu thiền đang ‘cháy hàng’ trên trang thương mại điện tử Taobao của Trung Quốc. Nhiều người đã không ngại ngần đặt mua để trưng cho vui nhà vui cửa.

Bức tượng Trump ngồi thiền khiến nhiều người ở Trung Quốc đang săn tìm để mua tượng cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong tư thế ngồi thiền với giá dao động từ 150 USD đến 600 USD.

Thời báo Hoàn Cầu (Global Times)

Tượng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tư thế ngồi thiền. Đang trở thành xu thế trên nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao của Trung Quốc. Đó là bức tượng cựu tổng thống Mỹ trong tư thế ngồi thiền có giá dao động từ 999 Nhân dân tệ (hơn 150 USD). Đến gần 4.000 Nhân dân tệ (hơn 600 USD) tùy vào kích cỡ.

Một người bán hàng cho biết, ý tưởng bức tượng “phật Trump”. Bắt nguồn từ việc nó có thể liên hệ đến khẩu hiệu tranh cử của vị tổng thống thứ 45 của Mỹ: “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Người bán hàng đã áp dụng khẩu hiệu đó cho các doanh nghiệp của Trung Quốc: “Đưa công ty vĩ đại trở lại” với mong muốn bức tượng sẽ mang lại may mắn. Tài lộc cho doanh nghiệp và người sở hữu. Người này cho biết thêm rằng đã đúc khoảng 100 bức tượng Trump như vậy và đã bán được hàng chục bức.

Bức tượng cựu tổng thống Mỹ được bán trên Taobao

Khắc họa một ông Trump khác hoàn toàn với phiên bản người thật. Toàn bộ bức tượng được sơn màu trắng, bao gồm cả phần mái tóc vàng đặc trưng đã “tạo nên thương hiệu Trump”.

Trái ngược với sự sôi nổi và tính cách “ăn to nói lớn” của người thật, bức tượng khắc họa một ông Trump trầm ngâm. Mặc áo cà sa thay vì đồ vest, đầu hơi cúi xuống, mắt nhắm. Hai tay tượng đặt trên đùi trong tư thế thiền của người tu hành.

“Trump, người hiểu biết về Phật giáo hơn bất kỳ ai khác”. Người bán bức tượng rao trên Taobao, theo Thời Báo Hoàn Cầu. Khẩu hiệu tranh cử “Make America great again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại lần nữa – PV). Cũng được sửa thành “Make your company great again” (Làm cho công ty bạn vĩ đại lần nữa).

“Nhiều người mua vì thấy nó vui”, người bán chia sẻ với Thời Báo Hoàn Cầu. Anh này cũng cho biết. Đã bán được vài chục tượng sau khi đăng lên Taobao và chỉ có 100 tượng xuất xưởng đợt đầu.

Chia sẻ của khách hàng khi mua bức tượng

Một người mua giấu tên ở Thượng Hải chia sẻ. Anh mua bức tượng để đặt trên bàn làm việc “cho vui” nhưng cũng để tự nhắc nhở mình. “Trump có thể được coi như đại diện của một thời đại bị chiếm lĩnh bởi chủ nghĩa vị kỷ cực đoan. Giờ đây, thời đại ấy đã qua nhưng bức tượng sẽ nhắc nhở tôi một điều: Đừng có Trump quá”.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump “truyền cảm hứng” cho các nhà sản xuất tượng ở Trung Quốc. Hồi cuối năm 2016, một trung tâm thương mại ở tỉnh Sơn Tây. Đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế khi trưng một bức tượng khổng lồ hình con gà với mái tóc. Và cử chỉ đặc trưng của ông Trump.

Thừa thắng xông lên. Một công ty Trung Quốc sau đó đã bắt tay sản xuất các phiên bản. “Gà Trump” bơm hơi và nhồi bông để phục vụ cho Tết Đinh Dậu. Theo báoNew York Times “gà Trump” ở Trung Quốc chỉ là sản phẩm sao chép. Và làm nhái hàng loạt ý tưởng sáng tạo của Casey Latiolais, một nghệ sĩ đồ họa ở Mỹ.

Một cư dân mạng ở Thượng Hải nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng. Anh thấy tượng “phật Trump” được rao bán trên WeChat và ngay lập tức anh cũng muốn sở hữu một bức tượng như vậy để bày trong phòng làm việc.

Ông Trump mãn nhiệm hôm 20/1.

Quan hệ Mỹ – Trung Quốc trong nhiệm kỳ của ông khá nhiều sóng gió. Washington và Bắc Kinh đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Mỹ cũng gia tăng thách thức Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề. Trong đó có Biển Đông và Đài Loan.

Tuy đã mãn nhiệm, nhưng ông Trump dường như vẫn thu hút sự chú ý của cư dân mạng Trung Quốc. Mới đây, trong bài phát biểu tái xuất hôm 28/2 ở Florida, Mỹ. Ông Trump hỏi những người ủng hộ: “Các bạn đã nhớ tôi chưa”? Phát biểu này của ông ngay lập tức đã “gây sốt” trên mạng xã hội. Ở Trung Quốc khi nhiều cư dân mạng nói: “Chúng tôi nhớ ông rất nhiều” hay “Nói thật, tôi vẫn rất nhớ ông” hay “Ít nhất truyền thông nhớ ông rất nhiều”.

Nguồn: dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.